Xe dịch vụ Bắc Ninh về làng nghề Dệt Phương La

Khi có nhu cầu thuê xe Bắc Binh đi vè làng Dệt Phương La Thái Bình Quý khách thường quan tâm đến chất lượng xe, giá thuê xe cũng như dịch vụ và cung cách phục vụ của lái xe. Đó chính là những yếu tố quan trong để đảm bảo cho chuyến đi của quý được vui vẻ và thành công như ý muốn.

Là một công ty cho thuê xe uy tín hơn với hơn 10 năm kinh nghiệm tại Bắc Ninh, với dàn xe chủng loại đa dạng Đội ngũ lái xe được đào tạo bài bản. Giá thuê xe luôn hợp lý và tốt nhất. Khoảnh Khắc Việt chắc chắn sẽ là địa chỉ thuê xe uy tín chuyên nghiệp mà quý khách nên lựa chọn. Khi có nhu cầu thuê xe Bắc Ninh đi làng dệt Phương La thái Bình quý khách vui lòng liên hệ với Khoảnh Khắc Việt qua tổng đài : 0911895016 để có một dịch vụ hoàn hảo.

Cách thành phố Bắc Ninh hơn 70km, làng dệt Phương La thuộc địa phận xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, có nghề dệt buôn bán lụa từ thời xa xưa.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề dệt của Phương La đã có cách đây khoảng 700 năm. Ngày xưa, người làng Phương La dệt lụa trên khung cửi rất đơn giản, ngoài khung dệt để mắc sợi dọc, còn bao gồm con phượng được treo trên xà nhà, nối với hai bàn đạp, là dụng cụ để mở hai lá go, cho con thoi đưa sợi tơ ngang lao qua lao lại, một ba tăng (cổ truyền gọi là khổ), mỗi khi thoi lao qua, khổ dập vào để đan chặt sợi ngang với sợi dọc.

Người Phương La cũng không ngừng sáng tạo, đổi mới, cải tiến công cụ dệt: từ thủ công thô sơ, đến các máy dệt hiện đại. Người làng Phương La dệt lụa tơ tằm, dệt đũi, dệt lụa sa tanh bằng máy dệt đạp chân, máy dệt chạy bằng mô tơ điện, một ngày mỗi máy dệt được vài chục mét. Hiện nay làng Phương La có 1.500 hộ gia đình với trên 6.000 nhân khẩu, nhưng làng có tới 2.000 máy dệt công nghiệp và bán công nghiệp. Khổ tấm lụa, tấm vải cũng rộng tới 80cm, thậm chí đến 1,2m để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ðầu thập niên 80 mặt hàng lụa sa tanh, lụa hoa kẻ ô vuông của làng Phương La đã có mặt trên thị trường khắp cả nước, được chị em phụ nữ rất yêu thích, dùng để may quần, may váy và bộ đồ bà ba.

Trải qua những thăng trầm của thời gian, làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp cho xã hội một lượng hàng hóa khá lớn, tạo việc làm cho nhiều lao động mà còn gìn giữ những nét đẹp văn hóa của cha ông. Nhưng bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng gia tăng. Làm gì để làng nghề dệt Phương La phát triển bền vững đang là câu hỏi đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và sự chung tay của người dân, doanh nghiệp.